Cách Chọn Chim Chào Mào Bổi Hay.

tháng 6 02, 2017
Xin chào tất cả các anh em! Bài viết hôm nay mình sẽ giành riêng cho những anh em mới chơi chim chào mào. Trong nội dung bài này mình xin chia sẻ thật chi tiết về cách chọn chim chào mào hay, sẽ chơi giàn giáo tốt nếu anh em chăm chim đúng cách. Còn bạn nào chưa biết cách chăm chim chào mào bổi thì đọc bài cách thuần chào mào bổi nhanh đi giàn nhé. Về phong cách chọn chim thì thường mỗi người một kiểu, mỗi người đều giấu nghề về vấn đề này nên anh em rất ít thấy bài hướng dẫn cũng như chia sẻ. Hôm nay mình chia sẻ tất cả những gì mình biết về chim bổi mình sẽ nói hết ra để mọi người cùng hiểu và chọn được những chú chim có dáng bộ đẹp, và hay.(Quan điểm sống của mình là "Cứ cho đi và sẽ được nhận lại, cho đi nhiều thì bạn sẽ được tồn tại bền lâu")
Bài viết tham khảo thêm:


Đầu tiên các bạn nên biết về cách chọn trống mái trước đã. xem bài viết hướng dẫn phân biệt chào mào bổi trống, mái chính xác 100%.
Tiếp theo các bạn quan sát tổng quan trong lồng bổi cả hàng trăm con. Xem con nào có dấu hiệu "đầu gấu" nhất (đầu gấu ở đây là nó sẽ đuổi các con khác cắn hoặc nhưng con đó tới gần nó thì sẽ bị ăn đòn...) thường những con chim này bạn thấy được nó rồi thì các bạn chú ý đến nó các bạn sẽ thấy những điều khác biệt của nó với những con khác như: đứng 1 mình, chỉ 1 điểm đó (bay thì bay nhưng vẫn về chỗ cũ đứng). Khi thấy được con chim này thì tiếp theo các bạn quan sát và phân tích về nó theo các tiêu chí sau:
1. Đầu và mào chim: Về mào của chim chào mào theo mình biết thì có 4 loại các bạn ạ.
Mào lân: Là loại nào cong và chỉa về phía trước giống các sừng của con lân. Những con mào lân thường không mất dáng bộ khi thi đấu vì mào khi nào cũng dựng về phía trước. Nếu chọn được những con đầu bi mũ lân thì càng tuyệt vời hơn. Dòng này thì hơi bị hiếm, khi thi đấu rất lỳ và không biết sợ chim.
Mào đinh: Là loại mào thẳng đứng, và có chóp mào nhọ. Theo quan điểm của tôi thì rất ít khi chọn dòng mào này, đồng ý rằng nhìn nó rất uy nghi đĩnh đạc nhưng khi nó mất bộ thì mào nó sẻ cụp về phía sau, nhìn không được đẹp lắm. Dòng mào đinh thì theo các anh em nghệ nhân là siêng hót, và mau mỏ.
Mào cui: Là loại mào ngắn, không cao, có gốc mào dày. Chim chào mào có mào cui nhìn tướng chim trông có vẻ rất lì lợm và bản lĩnh. Mà đúng thật, những con mào cui thường rất lì lợm và thi đấu rất bản lĩnh, bền bỉ.
Mào Tê giác: (hay còn gọi là mào tê) Là loại mào chỉa thẳng ra trước giống như cái sừng của con Tê giác. Mào tê giác thì nhiều nhưng các bạn tìm được con mào tê mặt quỉ thì hơi bị hiếm, mà giá của nó hiện tại cũng rất chát các bạn nhé. Nhưng con này thường nhìn mặt nó rất dữ dằn, ra đấu trường chơi như muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ vậy đó.
Khi chọn chim các bạn phải chọn những con có đầu thật to, càng to càng tốt, vì những con có đầu to thường là chim khoẻ, dữ chim, thái độ thi đấu bản lỉnh và không biết sợ chim. Với cái tên gọi là chào mào rồi thì tất nhiên cái mào phải là ưu tiên số một. 
Nhìn chung khi chọn chim thì anh em nên chọn những con có gốc mào dày, tuyệt đối không nên chọn những con có gốc mào bị gãy và bị khuyết, những con có gốc mào gãy hay khuyết thường nhìn rất xấu tướng và không bền chim.
2. Tách chim: Phần này mình có nói ở bài viết phân biệt chào chào trống, mái rồi. Ở bài viết này mình nói rõ thêm về cái tách của con chim chào mào trống sao cho đẹp và hay. Nhiều người bảo tách không quan trọng cho lắm nhưng mình thì ngược lại. Tách là một điểm nhấn rất mạnh trên khuôn mặt của chim. Nếu các bạn để ý kỹ sẻ thấy có rất nhiều con chim nó chỉ nhìn mặt đối thủ thì đối thủ đả lơ đi và bỏ đấu rồi. Khi chọn các bạn cố gắng chọn những con tách to, tách sệ xuống, nhìn trông rất dữ tướng. 
3. Mỏ chim: Cái này chắc nhiều bạn biết rồi, một con chim siêng mỏ luôn là tiêu chí được rất nhiều anh em quan tâm và thích. Khi ra thi đấu nếu lọt vào top, khi đó nước đấu chim đã đều hết rồi thì trọng trài họ sẽ chấm tới giọng hót của con chim chào mào. Thường thì những con mỏ mỏng, mỏ ngắn, thường là những con chào mào hót rất siêng và nhặm mỏ. Chọn được con có gốc mỏ to nữa thì càng tuyệt vời luôn. Những con có gốc mỏ to, rộng khi thi đấu thì thường cố tỏ ra to mồm hơn, giọt hót gắt hơn, uy lực hơn.
4. Hầu chim: Hầu chim hay còn gọi là cổ chim. Hiện nay thì đa số anh em thích chọn hầu bò, vì loại này khi hót thường rất đẹp và oai vệ. Nhưng theo mình nghĩ cái hầu nó không quyết định được khả năng của chú chim đó mà nó chỉ là tô thêm vẻ đẹp của chú chim đó mà thôi. 
5. Yếm chim: Yếm thì cũng giống như hầu, nó cũng tô thêm vẻ đẹp của chú chim đó. Nhưng các bạn cũng nên để ý 2 tiêu chỉ sau nhé: anh em nghệ nhân kinh nghiệm lâu năm thường chọn yếm thế này: Nhất xách – Nhì Xà. Nếu chọn được con nào có yếm khít nữa thì càng tuyệt vời hơn.(hàng hiếm)
6. Mình chim: Điểm này rất quan trọng đây các bạn. Mình chim thì các bạn cũng nên chú ý là chọn những con chim thon gọn, đa số bây giờ thích chọn mình ống. Những con mình ống thường rất lanh lẹ, chim thi đấu linh hoạt, lăng xăng
và bền bĩ. Những con mình ống thường ôm lông rất nhanh nhé các bạn.
7. Cánh chim: Cặp cánh là rất quan trọng, khi thi đấu chim bung cánh doạ nạt đối thủ thì yêu cầu cặp cánh phải khoẻ và chắc chắn. Khi đi chọn các bạn nên nhớ là chọn những con có cánh không được xếp chéo lên nhau, cánh ko dài quá phao câu của chim. Đầu cánh được tính từ vai trở xuống nhé các bạn. Gặp phải con nào có cánh vai dang rộng, phần đuôi của cánh mà sệ sệ chạm cầu nữa thì tuyệt vời.
8. Đuôi chim: Cái này mình thấy rất ít anh em nghệ nhân đễ ý, kể cả những người chơi lâu năm cũng không quan tâm đến vấn đề này và thường anh em ta chọn những có có đuôi dài, bản đuôi to. Nhưng theo kinh nghiệm của mình thấy những con đuôi dài, bản đuôi to thì nó rất ít mỏ, khi thi đấu cũng kém linh hoạt. Mình bắt đầu nhìn lại những con chim đã ăn cờ của mình đều là những con đuôi ngắn và không có con nào đuôi dài cả. Cho nên các bạn khi chọn chim thì cố gắng chọn những con đuôi ngắn nhé, càng ngắn càng tốt.
9. Chân chim: Chân chim là hết sức quan trọng, một con chim khoẻ mạnh thì cặp chân của nó quyết định. Với bản thân mình thì mình luôn chọn những con chân cao, hay còn gọi là "gầm cao máy thoáng". Những con chân cao thường là chim khoẻ, thái độ nhanh nhẹn, thi đấu dũng mãnh và hung dữ. Bản thân mình cũng sở hữu rất nhiều con chân cao và thú thật dòng này nếu nuôi bổi lên thì thuần nó rất khó.
Sau khi đã quan sát và phân tích được những tiêu chí ở trên, thì phần tiếp theo làm thế nào để sở hữu được nó thì là việc của các bạn nhé! Còn bạn nào muốn chim nhanh đi chơi giàn thì đọc bài viết huấn luyện chim chào mào bổi nhanh chơi giàn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mọi ý kiến xin được để lại lời bình luận dưới bài viết. Thân!
Cách Chọn Chim Chào Mào Bổi Hay. Cách Chọn Chim Chào Mào Bổi Hay.
910 1

Bài viết Cách Chọn Chim Chào Mào Bổi Hay.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »