Trong những năm gần đây phong trào chơi chim chào mào phát
triển rất mạnh, người chơi chim chào mào càng ngày càng đông lên và gia nhập
thú vui tao nhã này. Sáng sớm mang chim ra trường dợt, ngồi nhâm nhi ly cafe,
chim ngưỡng những chú chim cùng nhau thi thố giọng hót.
Để rèn luyện được một chú chim chào mào chơi
cafe mỗi buổi sáng thì quả là một quá trình thật giang nan đó các bạn ạ. Để cho
các bạn mới chơi khỏi bỡ ngỡ thì hôm nay mình xin giới thiệu bài viết về cách
huấn luyện chào mào chơi giàn. Bài viết này chỉ dành cho những người mới chơi,
những bạn có kinh nghiệm rồi thì cũng đừng ném đá mình gì nhé!
Trước tiên bạn phải sở hữu một con chim chào
mào có tố chất xíu nhé hoặc ngoại hình đẹp (anh em chúng ta hay khoe là siêu
mẫu ấy). Có nghĩa là khi còn ở nhà thì chú chim của chúng ta đã thể hiện cho
anh em thấy cái bản chất lì lợm của nó thì lúc đó anh em mới nghĩ tới chuyện
sách đi chơi trường nhé. Còn bạn nào chưa biết cách chọn chim bổi thì đọc bài viết các tiêu chí chọn chim bổi nhanh chơi giàn.
Bình thường, treo chim khi ở nhà thì chim rất
siêng hót, mở áo lồng treo lồng lên là chim hót, đây là dấu hiệu để anh em nhận
biết và mang chim đi tập dợt. Khi mang chim đi trường lần đầu tiên bạn nên xác
định rõ con chim của mình là chim non mùa hay đã già mùa (ở đây mình nói non
mùa là ít nhất 2 mùa lồng nha các bạn).
Đối
với chim non mùa như má trắng mới lên: Lần đầu tới trường các bạn nên treo nó 1
góc nào đó và vẫn trùm áo lồng. Tiếp theo anh em theo dõi xem thái độ của chú
chim mình như thế nào, ở trong lồng có hót tiếng bộng nào không. Nếu không có
thái độ gì thì các bạn cứ để đó cho tới khi người ta chơi xong về thì mình cũng
mang chim về. Chúng ta làm một vài lần như thế cho chim quen với giàn giáo và trường
(cội) đã. Cứ như thế 1 tuần 2 lần cho tới khi chúng ta thấy thái độ của chú
chim của mình, nếu chim trong lồng đã có tiếng bộng thì các bạn dần mở hé áo
lồng ra từ từ (hôm nay mở 1 ít, hôm sau mở rộng ra tí nữa). Cứ thế đến khi mở hẳn
áo lồng ra và các bạn cũng đừng sáp chim vào vội nhé (nếu ép nó như thế dễ bị
bể chim (rót chim), mà bể là bỏ). Các bạn tứ để một góc xa xa, ngày hôm sau để
lại gần xíu nữa, cứ như thế cho tới khi chúng ta sáp chim chơi. Nhưng các bạn
lưu ý khi sáp chim vào chơi anh em phải để ý nó, nếu không còn thái độ thì rút
ra ngay hoặc còn thái độ thì lần đầu chúng ta chỉ nên cho em nó chơi khản 30
phút thôi, rồi tăng thời gian dần dần.
Đối
với chim chào mào bổi từ 2 mùa lồng trở lên thì cũng không khác gì với má trắng mới lên
cả. Nhưng khác ở chỗ chim bổi thì các bạn ra trường không cần phải trùm áo
lồng. Các bạn cứ mở ra và cho nó vào chỗ những con chim yếu. Vì trong trường
bao giờ cũng có 2 khu, 1 khu chim yếu và 1 khu chim mạnh. Các bước kia thì các bạn
cũng làm tương tự như trên, cứ từ xa tiến lại gần.
Khi
treo chim lại gần cần chú ý: chỉ treo ở bìa ngoài để chim đấu với một chú chim
khác thôi, không để chim vào giữa những chú chim khác.
Quan sát biểu hiện của chú chim của ta và chú
chim đang kè với chim ta. Nếu treo gần mà thấy chim của anh em không chịu hót
đấu thì mang chim trở ra xa. Nếu thấy chú chim kia mà dữ quá, nên mang lồng chim
qua chổ khác treo (để lâu bể luôn chim của ta). Nhưng từ bây giờ anh em có thể
cho chim đi dợt mỗi tuần 3 lần và thời gian dợt cũng tăng lên 1 giờ cho một lần
dợt. Thời gian sau đó, tùy biểu hiện của chim mà
từ từ anh em có thể cho chim vào giữa những lồng chim khác, việc này phụ thuộc
vào biểu hiệu của chú chim của anh em.
Sau
mỗi lần đi chơi trường (cội) về anh em để ý con chim của mình sẽ có thái độ gấu
chó hơn, căn lửa hơn. Chúng ta cũng nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho chim Chào mào như là mồi tươi, nhiều loại hoa quả...và chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhé. Đọc đến
đây thì các anh em sẽ nghĩ để có một con chim đi cafe thì đòi hỏi người chủ
phải trải qua một quá trình như thế nào đúng không ạ.
Mời anh em xem thêm clip vòng chung kết Super Cup 2016 tại Hà Nội để anh em biết thêm về chim thi thì như thế nào nhé:
Vài điều lưu ý anh em:
·
Sau
này mỗi khi đem chim ra cội dợt, anh em đừng mở áo lồng ra vội, cứ để yên
khoảng 10-15 phút, để cho chim bình tĩnh lại sau khi đi đường, và cũng là 10-15
phút để chim nghe chim khác hót, hót đấu theo, làm chim nhanh căng lửa hơn.
· Chim
chưa thực sự căn lửa thì không kè với nhiều chim một lúc, chỉ nên kè đôi (một
chú chim hót đấu với một chú chim).
· Khi
kè không được để lồng quá gần nhằm tránh tình trạng chim bu lồng đòi cắn hay
cắn nhau.
· Trong
lúc kè chim phải quan sát chú chim, nếu thấy chim không chơi, bu lồng, bị chim
khác ăn hiếp (đè) thì mang chim ra xa hoặc mang treo chổ khác. Nếu không mang
đi thì chim của anh em rất dể bị bể.
Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết, mọi ý kiến đóng góp xin được để lại lời bình dưới bài viết. Chúc
anh em sớm có được chú chim chơi cội tốt!
EmoticonEmoticon