Xin chào tất cà mọi người!
Tôi cũng như tất cả các anh em đam mê chim chào mào, nếu chúng ta đang sở hữu
một con chim có tố chất mà bị tật lỗi thì điều đầu tiên là nhìn nó trông rất
khó chịu, thêm nữa là những con tật lỗi nặng thì chúng ta không thể đem chào
mào chơi trường, vì khi ra trường sẽ ảnh hưởng đến những chú chim khác. Cho nên
trong nội dung bài viết hôm nay Tôi xin hướng dẫn các anh em mới chơi chim chào
mào cũng như các anh em chơi lâu năm phương pháp trị lỗi ngoái, ngước, bu nóc
và lộn mèo của chào mào. Và nhân đây mình xin nói rõ luôn tật lỗi của chào mào về căn bản nó không hề có
bất kỳ một tật lỗi nào cả. Chỉ là vì chúng ta trong quá trình nuôi dưỡng những
chú chim yêu của mình vì không để ý nên thành ra lâu ngày tạo thành 1 cái nết
cho con chim và bắt đầu từ đó con chim sinh tật. Không chỉ 1 tật lỗi mà rất
nhiều tật lỗi nữa là đằng khác.
- Chim chào mào xuống bố lồng khi đâu và cách khắc phục.
- Video chim Chào mào Huế có phong cách đấu rất đẹp.
- Kỹ thuật nuôi Chào mào trong quá trình thay lông.
1. Tật
bu nóc và lộn mèo: Đây là tật kinh niên
nhất mà không ít anh em chơi chim chào mào mắc phải trong quá trình nuôi chào
mào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chim bu nóc và lộn mèo là do quá trình
thuần chim chào mào thì chim bị tức và bức bách, như treo chim trên tường, lồng
nhỏ, không gian hẹp. Lỗi này theo Tôi và các anh em nghệ nhân chơi chào mào lâu
năm đánh giá thì rất khó chữa trị, nhưng anh em cứ thử phương pháp này cho con
chim của mình như thế nào.
Khắc phục: Cho
chim sang lồng vuông, lắp 4 cầu góc, nâng cầu lên cao gần nóc, sao cho con chim
đứng thẳng thì cái mào gần chạm nóc lồng là được để chim không có khoảng
không để lộn mèo và bu nóc. Khoảng cách giữa 4 cầu góc phải phù hợp với diện
tích của lông để chim không bị bức bách và ức chế. Thêm 1 cách nữa là nhà anh
em nào có lồng lực cỡ lớn thì thả nó vào đấy cho nó tha hồ bay nhảy, 3 tháng
sau đem ra thì ít nhiều sẻ hạn chế được.
2. Tật
ngoái, ngước: Tật này thì cũng không thua kém gì với bu nóc và lộn mèo đâu các bạn nhé,
tuy là nó không nặng bằng nhưng nhìn con chim còn khó chịu và ức chế hơn nữa,
nhất là khi ra đấu trường mà nó cứ ngước ngước lên trời. Nguyên nhân dẫn
đến tật lỗi ở chào mào này là do chim được nuôi trong
không gian hẹp, trong lồng ép, nuôi kẹp lồng vào tường, do bị lây con khác.
Khắc phục: Cách
này Tôi được các anh em nghệ nhân chơi chào mào lâu năm chia sẻ và tôi thực
hiện cho những con chim của tôi thì 80% là hết tật này, các bạn hãy thử cho con
chào mào của mình xem thế nào nhé. Đầu tiên là phải kiên trì cái đã rồi mới
tính tiếp (vì căn bản cái thú chơi chào mào cũng tập cho chúng ta cái tính kiên
trì), tiếp theo là cho nó vào lồng ép mộc vuông tròn tùy theo con chim, nóc
lồng và vanh đầu trên đều dán vải đen cố định và 1 cái áo ngoài cùng màu đen
nhưng di động. Trong lồng thì bố trí cầu cho phù hợp từng con, phải theo dõi
khi cho nó vào không hợp cầu là phải đổi luôn. Thời gian đầu thì trùm kín chỉ
để cho chim thấy thức ăn và nước uống, rồi từ từ hé áo lồng ra chút chút. Đối
với những con bị nặng thì thời gian đầu phải ủ thật lâu rồi mới hé áo trùm từ
từ. Buổi chiều trước khi đi ngủ phải trùm kín lại trước 5h. 6 tháng sau các bạn
sẻ thấy kết quả. Các bạn có thể xem thêm video hướng dẫn tại đây:
Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết. Chúc các anh em đam mê chào mào trị được lỗi của chú chim yêu của mình. Mọi ý kiến xin được để lại lời bình dưới bài viết.
EmoticonEmoticon